Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Cách bảo vệ và tránh các vấn đề về da xảy đến khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể chị em phụ nữ có nhiều thay đổi, nhất là làn da. Các trường hợp về da khi mang thai như rạn da, tàn nhang, nám da, mụn,... là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách phòng ngừa hợp lý thì vẫn có thể tránh được các vấn đề kể trên và giữ cho làn da luôn khỏe đẹp.

Cách bảo vệ và tránh các vấn đề về da xảy đến khi mang thai

Rạn da 

Khi mang thai, phụ nữ thường tăng cân do thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể và thai nhi cũng như sự phát triển, lớn dần của bào thai khiến cho da bị rạn. Điều này gặp phải ở phần lớn các chị em khi mang bầu, chiếm tới 90%. D thường bị rạn ở các vị trí như bụng, đùi, ngực.

Để có thể hạn chế bớt tình trạng này, các bạn cần lưu ý chăm sóc da ngay từ những tháng đầu, đừng để 3 tháng cuối hoặc khi thấy có vết rạn tím tím, nâu nâu mới chăm sóc da thì sẽ không có hiệu quả. Các loại như tinh dầu oliu, các loại vitmin sẽ là cách cách giúp bạn có được nền tảng làn da mềm mại, đàn hồi, săn chắc để ngăn ngừa tối đa vết rạn sau đó.

Tàn nhang 

Đây là vấn đề thường xuyên gặp phải và trở thành mối bận tâm lớn nhất đối với nhiều chị em phụ nữ khi mang thai. Làn da bị thay đổi sắc tố, hình thành các đốm đen sậm màu gọi là tàn nhang, nám da do sự thay đổi, rối loạn nội tiết tố.

Cách tốt nhất để bạn phòng tránh và hạn chế trường hợp này là nên thoa kem chống nắng bảo vệ da cùng với việc bảo vệ, che chắn cho làn da tránh tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn khi ra đường.

Mụn 

Khi mang thai sẽ thay đổi hormone kèm theo ăn ngọt và nhiều chất béo khiến tuyến nhờn hoạt động mạnh gây nên mụn trứng cá. Khắc phục tình trạng này, các bà mẹ tương lai cần tham khảo và thực hiện theo các cách sau:

Trước đó, bạn cần nhớ nên rửa mặt 2 – 3 lần/ ngày với sữa rửa mặt có hoạt tính dịu nhẹ và PH 3.5, không chứa các thành phần độc hại với thai nhi. Ngoài ra bạn cũng có thể tự làm một số mặt nạ săn sóc da mặt. 

- Cách 1: Trộn 1 muỗng cà phê sữa ong chúa & 1 thìa cà phê bột quế, 1 thìa nước cốt chanh tươi rồi thoa lên vùng cổ, mặt 30 phút đến khi hỗn hợp này khô hẳn, rửa sạch bằng nước ấm, mỗi tuần 2 lần. 

- Cách 2: Dùng lòng trắng trứng và 1 thìa cam tươi, 1 thìa sữa chua đánh đều rồi bôi lên mặt và cổ đến khi khô rửa sạch mặt bằng nước ấm, mỗi tuần 2 – 3 lần. 

- Cách 3: Sử dụng thuốc bôi mụn: bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị mụn nhưng trước đó cần có sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi cũng như toàn bộ thai kỳ.

Giãn tĩnh mạch chân 

Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi thường phát triển nhanh và lớn hơn nhiều khiến cho thể tích máu tăng và dồn xuống chân gây phù chân và nổi tĩnh mạch. Các tĩnh mạch giãn ra sẽ làm cho chị em có cảm giác nặng nề, chân sưng đau. 

Để phòng tránh và giảm nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch chị em nên đi bộ nhiều, tránh ngồi lâu và đứng lâu; gác chân lên cao khi ngủ; mang vớ tĩnh mạch để bảo vệ đôi chân không đau; ăn chế độ ăn nhiều vitamin C, uống nước cam, chanh… Vì vitamin giúp tĩnh mạch khỏe và bảo vệ thành mạch, giúp tĩnh mạch đàn hồi tốt. 

Các cách nêu trên sẽ phần nào giúp làm giảm đáng kể các vấn đề về da thường gặp phải khi mang thai. Bạn cần chú ý tuân thủ để bảo vệ cho làn da luôn được khỏe mạnh, săn chắc nhé.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét