Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Những điều chị em nên biết về bệnh viêm cổ tử cung

Nhiều người thường chủ quan với các dấu hiệu bất thường liên quan đến vùng kín. Khí hư tiết nhiều bất thường, có màu vàng xanh, tiểu buốt,... là những dấu hiệu cảnh báo viêm cổ tử cung - một bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Bệnh lâu ngày làm cho các tuyến cổ tử cung mất chức năng, gây ngứa ngáy và ẩm ướt, khí hư ra nhiều, đi kèm với những cơn đau ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt người bệnh. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục cũng trở nên khó khăn, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng muốn sinh con thì bệnh này sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Đối với phụ nữ mang thai, viêm nhiễm khiến cho tử cung yếu rất dễ sảy thai hoặc đẻ non vô cùng nguy hiểm. 


Đặc biệt, nếu viêm lâu ngày mà không được điều trị rất dễ dẫn đến ung thư cổ tử cung vì vậy các chị em cần chữa trị ngay khi có dấu hiệu bệnh. Bệnh cũng dễ lan ra các vùng phụ cận, gây viêm vùng chậu.

Triệu chứng viêm cổ tử cung
Một điểm đặc biệt là bệnh viêm cổ tử cung này rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm hộ tuyến cổ tử cung. Theo các chuyên gia, 2 căn bệnh này cũng dễ song hành với nhau. Những người bị viêm âm đạo lâu ngày thường tiến triển thành viêm cổ tử cung, còn viêm tử cung cũng thường viêm âm đạo.

Các triệu chứng bệnh dễ thấy:
– Khí hư ra nhiều, mùi nồng và hôi, khí hư không trong mà đặc và dính như mủ, thường có màu vàng hoặc màu xanh.– Đau ở hạ vị, đặc biệt khi quan hệ cơn đau càng dễ nặng hơn. Đôi khi kèm cả đau lưng.– Đôi khi âm đạo xuất huyết bất thường dù không phải trong kì sinh hay kì hành kinh– Đi tiểu buốt– Nắn thấy tử cung rõ và có cảm giác đau

Phân loại
Bệnh này thường được chia làm 2 dạng: cấp tính và mãn tính.Viêm cổ tử cung cấp tính có biểu hiện bệnh nặng như trên, dịch tiết như mủ, gây đau rát và khó khăn khi quan hệ. Bệnh lâu ngày sẽ biến chứng thành dạng cao hơn là viêm tử cung mãn tính.

Kỹ thuật chuẩn đoán viêm cổ tử cung
Các phương pháp thường được sử dụng trong kiểm tra viêm cổ tử cung:
– Quan sát bằng mắt thường– Kiểm tra phụ khoa: thông qua lời kể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng tay và mắt trực tiếp để ước lượng thể chất cổ tử cung hiện tại– Check tế bào cổ tử cung: tế bào dịch tử cung được lấy ra, soi dưới kinh hiển vi để phát hiện bệnh– Kiểm tra soi âm đạo: bác sĩ sẽ phóng to biểu mô cổ tử cung để phát hiện ra phạm vi và các tổ chức bệnh khó nhìn thấy.– Kiểm tra sinh thiết tế bào: sử dụng dụng cụ chuyên dụng dò và soi âm đạo để tiến hành định vị vùng bệnh.

Điều trị viêm cổ tử cung
Đối với căn bệnh viêm cổ tử cung, cách điều trị phổ biến nhất là uống thuốc điều trị nội khoa, đặt thuốc âm đạo và điều trị xâm lấn, nếu trường hợp nặng hơn có thể phải phẫu thuật ngoại khoa.
Trong đó, điều trị xâm lấn thường bao gồm các biện pháp như đốt laser theo quy trình và áp lạnh. Các liệu pháp này gây đau vì phải trực tiếp xử lí vùng bệnh. Tuy nhiên bệnh cần đi theo chỉ dẫn cũng như kế hoạch điều trị của bác sĩ để tránh gây nên những tác dụng phụ hậu điều trị.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh, bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh thực hiện các điều sau:– Vệ sinh âm đạo sạch sẽ, mặc đồ khô thoáng và thay đồ lót hàng ngày– Không quan hệ tình dục khi bị bệnh, nếu có thì cần sử dụng các biện pháp an toàn và tránh quan hệ mạnh.– Khi mang thai cần cẩn trọng, giữ vệ sinh, tránh mổ khi sinh– Quan sát sức khỏe thường xuyên, khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét